Thị trường xuất khẩu gạo chính của Myanmar hiện đang hướng đến các nước châu Phi, nhưng với việc các nhà xuất khẩu Thái giảm giá kể từ khi cuộc đảo chính ngày 22/05, các nhà xuất khẩu gạo Myanmar đang nỗ lực tăng thị phần tại thị trường lân cận.
Một công nhân tại nhà máy chế biến gạo Myanmar Nyunt. Ảnh: Aye Zaw Myo
Nhập khẩu gạo Myanmar của Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới Muse đã tăng khoảng 30% trong năm nay, U Myo Thura Aye, một nhà kinh doanh gạo và cựu tổng thư ký của Liên đoàn lúa gạo Myanmar cho biết.
"Tôi nghĩ rằng xu hướng tăng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới", ông nói.
Trung Quốc được cho là "cơ hội xuất khẩu gạo lớn nhất" của các nhà xuất khẩu gạo Myanmar, một báo cáo ngày 11 tháng 6 của Ngân hàng Thế giới mang tên "Myanmar: Tận dụng cơ hội xuất khẩu gạo" đã nhận định.
Theo quan điểm của Myanmar, mua bán gạo với Trung Quốc là hợp pháp, nhưng phần lớn Trung Quốc không có quan điểm chính thức về vấn đề này.
Myanmar để có thể bán gạo trực tiếp cho các nhà nhập khẩu ở phía đông nam Trung Quốc ngoài việc xuất khẩu không chính thức qua biên giới, Myanmar cần phải đạt được thỏa thuận an toàn vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) với Bắc Kinh, báo cáo cho biết.
Trung Quốc nhập khẩu 41,75% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bốn tháng đầu năm 2014, theo một báo cáo ngày 06 tháng 5 từ Tân Hoa Xã, nhưng thương nhân gạo Myanmar cho biết họ đã thấy sự gia tăng đơn đặt hàng từ Trung Quốc do những căng thẳng ở Biển Đông tăng lên và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang hạn chế nhập khẩu gạo từ Việt Nam.
Myanmar phải tranh thủ để đạt được một thỏa thuận cho phép xuất khẩu gạo chính thức với Trung Quốc, U Chit Khaing, Chủ tịch Liên đoàn lúa gạo Myanmar (MRF) đã cho biết.
"MRF thúc đẩy Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi thảo luận với các quan chức Trung Quốc về những qui định pháp lý của thị trường ... nhưng chúng tôi cần sản xuất những loại gạo phù hợp với tiêu chuẩn của chính phủ Trung Quốc," ông nói.
Một số chuyên gia cho rằng tiếp cận với thị trường Trung Quốc là khá phức tạp, và không chỉ là vấn đề của các hiệp định quốc gia.
Cố vấn kinh tế của Bộ Thương mại Myanmar - U Maung Aung cho biết Bộ đã thảo luận với Trung Quốc về những quy định xuất khẩu gạo vào thị trường này, nhưng quá trình này rất phức tạp do mỗi địa phương ở Trung Quốc đều có những tiêu chuẩn, qui định khác nhau.
U Myo Thura Aye cho biết thêm, hiện nay mỗi ngày Myanmar xuất khẩu khoảng 3.500 tấn gạo, so với trước khi xảy ra vụ tranh cãi ở biển Đông Myanmar chỉ xuất khẩu được khoảng 2.500 tấn mỗi ngày.
"Do nhu cầu của Trung Quốc đã tăng lên, giá gạo cũng tăng lên. Nhưng chi phí vận chuyển đang tăng cao, vì vậy rất khó để đạt được lợi nhuận", ông nói.
Gạo tiêu chuẩn 25% hạt vỡ hiện đang được bán với giá từ 443 - 449 USD/ tấn tại biên giới, trong khi gạo 5% chất lượng cao hơn được bán với giá 490 - 497 USD/ tấn.
U Thauk Kyar, thành viên điều hành trung tâm của Hiệp hội Thương nhân gạo Muse, nói rằng sự gia tăng gần đây trong khối lượng và giá cả xuất khẩu gạo có thể sẽ kéo dài trong thời gian tới, hiện đang được sự quan tâm từ bốn - năm tỉnh phía Nam Trung Quốc.
Myanmar đã từng là một trong những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhưng đã gặp trở ngại bởi chất lượng gạo thấp và thiếu các mối liên kết kinh doanh trong những năm gần đây. Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ, Việt Nam và Pakistan hiện đang là những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Myanmar xuất khẩu được 1,6 triệu tấn gạo trong năm tài chính 2012-13, mức cao nhất trong vòng 46 năm qua. Myanmar đặt mục tiêu xuất khẩu lên 4 triệu tấn vào 2019-20, nhưng hiện đang bị hạn chế bởi năng lực sản xuất.
U Myo Thura Aye cho biết nếu nhu cầu của Trung Quốc tăng lên 5.000 tấn/ngày, Myanmar sẽ không thể để đáp ứng với công suất hiện tại.
"Myanmar không thể đạt được ở một vị trí xuất khẩu gạo tốt hơn bởi vì chúng ta không thể sản xuất nhiều hơn nữa", ông nói.
Nhà kinh tế Sergiy Zorya thuộc Ngân hàng Thế giới nhận định Việt Nam là nước xuất khẩu gạo rất cạnh tranh trong khi Trung Quốc là thị trường nhạy cảm về giá, vì thế Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ một cách thực dụng về vấn đề này.
Theo tintucnongnghiep.com/ mmtimes
Theo tintucnongnghiep.com/ mmtimes
Không có nhận xét nào: