Các tỉnh miền Trung luôn duy trì ở mức nắng nóng khiến cho đàn trâu bò khi được chăn thả dễ cảm nắng. Không những vậy, với nhiệt độ cao như hiện nay thì tại những chuồng trại nuôi trâu bò với độ cao cũng khiến cho vật nuôi dễ mắc bệnh.
Triệu chứng chung dễ nhận thấy khi trâu bò bị cảm nắng, cảm nóng thường dễ nhận thấy là vật nuôi lờ đờ, chân đi lảo đảo, niêm mạc tím bầm. Một thời gian ngắn sau đó, thấy vật nuôi ở trạng thái căng thẳng, lồng lộn lên hoặc rất sợ hãi, hai mắt lồi lên, đỏ ngầu, mạch nhanh, yếu, thở rất khó khăn. Nếu không được chữa kịp thời có thể chết.
Khi phát hiện thấy các biểu hiện trên, bà con nên áp dụng ngay một số biện pháp xử trí như sau:
- Trước tiên, cần cho ngay trâu, bò nghỉ ngơi vào nơi có nhiều bóng cây mát.
- Cho vật nuôi uống nước. Đây là biện pháp rất cần thiết áp dụng ngay khi đưa con vật vào nơi có bóng mát. Lưu ý việc dùng các loại lá, bột sắn dây, các chất điện giải có thể chia uống nhiều lần trong ngày để giúp cho con vật hấp thu tốt, nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường đồng thời nâng cao sức đề kháng.
- Sau đó, quạt mát cho chúng để hạ nhiệt từ từ, tránh làm sốc, choáng. Dùng khăn mát lau ở phần đầu, vùng mặt, sau đó xuống toàn thân.
- Lưu ý không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu, mặt hoặc khi con vật chưa có thời gian cân bằng trạng thái cơ thể đã dùng nước lạnh dội, tắm.
Khi trâu bò đã hồi phục và ăn uống được , bà con cần cho chúng ăn thức ăn dễ tiêu, thức ăn chứa nhiều nước, thức ăn xanh giàu vitamin.
Ngoài ra, bà con vẫn nên chủ động phòng bệnh, không để cho trâu bò bị cảm nắng, đảm bảo sức khỏe mùa nắng nóng bằng 1 vài biện pháp như:
- Luôn đảm bảo chuồng trại nuôi sạch sẽ, thông thoáng
- Tắm mát cho vật nuôi bằng vòi xịt, hoặc dùng hệ thống phun sương, xịt nước lên mái chuồng
- Mật độ nuôi nhốt, vận chuyển trâu bò vừa phải, tốt nhất nên vận chuyển vào lúc trời mát, khi vận chuyển nên mang dự phòng các chất điện giải để hòa nước cho vật nuôi uống.
Xem bản tin được thực hiện bởi VTC14:
Không có nhận xét nào: