Đây là thực trạng chua xót hiện nay của hàng chục hộ nông dân tại nhiều hợp tác xã nông nghiệp tại TPHCM.
Nông dân trồng rau sạch ở TPHCM gặp nhiều khó khăn về đầu ra
Ông Nguyễn Ngọc Thành – Chủ tịch hợp tác xã nông nghiệp Xuân Lộc (Q.12) chia sẻ, hợp tác xã thành lập từ năm 1985, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và cá sấu.
Năm 2016, hợp tác xã đầu tư 2.000m² trồng rau thủy canh, mỗi ngày đưa thị thị trường từ 100 – 150kg rau sạch. Thế nhưng “bí” đầu ra, không dám đưa vào siêu thị vì phải qua nhiều khâu trung gian, mình không kham nổi chiết khấu, đồng thời giá thành bị đẩy lên cao thì ai mua. Trăn trở mãi, cuối cùng hợp tác xã quyết định đầu tư 500 triệu đồng, mở hai cửa hàng rau sạch ngay trên địa bàn quận để bán rau.
Trong khi đó ông Võ Thành Dũng - Phó giám đốc hợp tác xã Trường Thịnh lại than thở trồng rau hữu cơ nhưng đem đi bán thì bị đuổi hoài.
Lý do là những doanh nghiệp, hợp tác xã trồng rau đều phải có chứng nhận VietGap, GlobalGap.
Nhưng rau hữu cơ lại chưa được chứng nhận tiêu chuẩn này, cũng không nằm trong chuẩn GAP. Do đó, rau sạch lại phải bán ở vỉa hè.
Tại hội nghị, các nông dân cũng nêu những khó khăn về công nghệ, kỹ thuật, vốn… “Chính sách trên trời nhưng thực hiện dưới đất” là cũng là những bất cập hiện nay mà nông dân rất cần được nhà nước tháo gỡ.
Uyên Phương (Báo Tiền Phong)
Không có nhận xét nào: