» » » Đề án phát triển ngành điều bền vững giai đoạn 2016 - 2020

Là cây trồng chủ lực của tỉnh Bình Phước nhưng những năm gần đây, diện tích điều của tỉnh thu hẹp rất nhanh. Do biến đổi khí hậu dẫn tới sâu bệnh, năng suất thấp, giá cả không ổn định, khó cạnh tranh với các loại cây lâu năm khác nên nhiều hộ đã chặt điều chuyển sang trồng hồ tiêu, cao su, cây ăn trái. Theo thống kê từ ngành nông nghiệp, chỉ tính từ năm 2010 - 2014, diện tích điều trên địa bàn tỉnh đã giảm 13.498 ha và vẫn tiếp tục giảm trong năm 2015.

Ảnh minh họa

Theo số liệu từ Sở Công thương, năm 2014 sản lượng điều của tỉnh là 191.734 tấn, ước tính năm 2015 đạt khoảng trên 190.300 tấn. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh có tới 273 doanh nghiệp, cơ sở chế biến hạt điều, trong đó có 40 doanh nghiệp lớn với công suất thiết kế 200 ngàn tấn/năm; 233 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ theo thời vụ.

Trước tình trạng nhiều cơ sở chế biến trộn lẫn điều nhập khẩu với điều địa phương để xất khẩu, làm ảnh hưởng đến chất lượng, giảm uy tín, thương hiệu điều Bình Phước, thời gian qua, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, quản lý đối với hoạt động thu mua nông sản nói chung và ngành điều nói riêng. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có những định hướng chiến lược phát triển ngành điều phù hợp nhằm khai thác tối đa lợi thế xuất khẩu mặt hàng này.

Nếu hoạt động hết công suất, ước trung bình mỗi năm ngành chế biến điều của tỉnh cần nguồn nguyên liệu khoảng 500 ngàn tấn. Do vậy sản lượng điều trong tỉnh chỉ đáp ứng một phần công suất chế biến của các nhà máy, cơ sở sản xuất nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu hạt điều thô để chế biến, xuất khẩu. Năm 2014, lượng điều thô nhập về Bình Phước là 10.019 tấn9 tháng đầu năm 201513.239 tấn

Với quan điểm phát triển ngành điều bền vững theo hướng hiện đại, đồng bộ, sản xuất hàng hóa lớn với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, mang lại giá trị cao cho người trồng điều và doanh nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng và triển khai nhiều nhóm giải pháp. Từ việc nghiên cứu chọn giống, nâng cao năng suất, chất lượng vườn điều, tăng cường liên kết giữa người trồng điều với các doanh nghiệp, xây dựng vùng nguyên liệu điều... đến việc quy hoạch và sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ chế biến nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngành nông nghiệp đã thực hiện quy hoạch ngành điều nhằm xác định các vùng có lợi thế về cây điều và không có cây trồng khác hiệu quả hơn để người dân cân nhắc trong việc lựa chọn cây trồng. Mặt khác, bằng hoạt động khuyến nông, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều mô hình trồng xen như trồng ca cao, trồng gừng, nuôi gà thả vườn dưới tán điều... nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, giúp người dân vững tin hơn với cây điều.

Để ngành điều phát triển bền vững trong những năm tới, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững do Phó chủ tịch UBND phụ trách khối kinh tế nông nghiệp làm trưởng ban; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm phó ban thường trực. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh những chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp nhằm phát triển ngành điều bền vững. Hiện Ban chỉ đạo đang giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án phát triển ngành điều bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và sẽ báo cáo UBND tỉnh trong quý 4/2015. Khi đề án được phê duyệt và triển khai thực hiện sẽ mở ra nhiều cơ hội đối với người trồng điều và doanh nghiệp chế biến điều trên địa bàn tỉnh.

Thảo Linh (Báo Bình Phước)

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: