» » Dự báo sâu bệnh trong tuần từ ngày 06/04 - 12/04/2015

Tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ lứa sâu non ra cuối tháng 3, đầu tháng 4 gây hại trên lúa đông xuân trà muộn đòng trỗ. 

Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

1. Trên lúa 

a) Các tỉnh phía Bắc 

- Bệnh đạo ôn: 

+ Bệnh hại lá: Trên trà lúa sau làm đòng, bệnh có xu giảm mạnh, nhưng tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa muộn giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái tại các tỉnh Bắc bộ, đặc biệt trên các giống nhiễm. Cần phát hiện bệnh sớm, phòng trừ kịp thời khi bệnh mới xuất hiện. 

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Có nguy cơ phát sinh, gây hại trên trà lúa sớm giai đoạn trỗ bông. Đặc biệt trên những ruộng gieo cấy các giống nhiễm, vùng đã bị đạo ôn lá. Cần phun phòng tại những vùng có nguy cơ khi lúa thấp tho trỗ và sau trỗ. 

- Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại gia tăng trên lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng, đòng trỗ. 

- Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng về diện tích và mức độ hại trên các trà lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng tại các tỉnh trong vùng. 

- Ngoài ra, cần tập trung theo dõi và phòng chống sâu cuốn lá nhỏ tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, rầy các loại trên trà lúa sau đòng, nhất là các tỉnh Bắc Trung bộ. 

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên 

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ lứa sâu non ra cuối tháng 3, đầu tháng 4 gây hại trên lúa đông xuân trà muộn đòng trỗ. 

- Cần chú ý bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa giai đoạn đòng - trỗ - ngậm sữa tại khu vực đã nhiễm bệnh đạo ôn lá từ vụ trước ở tỉnh các tỉnh duyên hải; bệnh khô vằn, lem thối hạt, sâu đục thân, đốm nâu, sâu năn phát sinh, gây hại cục bộ. 

- Chuột: Tiếp tục gây hại có xu hướng tăng trên lúa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, hại nặng cục bộ tại các vùng ven làng, gò bãi, vùng chưa tổ chức phòng trừ tốt. 

c) Các tỉnh phía Nam 

- Rầy nâu tuổi 3 - 5 tiếp tục phát triển, xuất hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, một số diện tích có thể có mật độ cao. Cần thăm đồng thường xuyên và có biện pháp quản lý thích hợp. Không nên phun thuốc trừ sâu phổ rộng cho lúa dưới 40 ngày sau sạ, nhằm bảo vệ thiên địch, hạn chế bộc phát dịch hại. 

- Bệnh đạo ôn lá xuất hiện và gây hại nhẹ ở giai đoạn đẻ nhánh và bệnh đạo ôn cổ bông ở giai đoạn đòng trổ trên lúa hè thu sớm 2015; có thể phòng trị bệnh bằng cách xử lý các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa trỗ rải rác và sau khi trỗ đều. 

Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các đối tượng như cỏ dại nhất là lúa cỏ, bọ trĩ chú ý trên những ruộng khô thiếu nước; sâu năn, rầy phấn trắng, bệnh bạc lá ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ. Những khu vực chuẩn bị gieo sạ nên gieo mật độ vừa phải, tránh bón thừa đạm, tăng cường lân và kali ngay từ đầu vụ nhằm hạn chế ngộ độc phèn. 

2. Trên cây trồng khác 

- Hiện tượng lùn ngô: Cần rà soát toàn bộ diện tích ngô của địa phương, tiến hành nhổ bỏ, tiêu hủy đối với những diện tích có cây bị bệnh. 

- Rau họ hoa thập tự: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn tiếp tục hại; sâu tơ, rệp hại tăng; bệnh đốm vòng hại nhẹ. 

- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại; Bệnh chổi rồng tiếp tục hại cục bộ sắn giai đoạn củ to - thu hoạch. 

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại. 

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại trên cây thanh long có xu hướng giảm về diện tích nhiễm bệnh. 

- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.

Xem chi tiết dự báo sâu bệnh của cục BVTV:

Thông báo sâu bệnh số 14




Diện tích nhiễm dịch hại chủ yếu trên một số cây trồng (từ ngày 27/3 đến ngày 2/4/2015)



Tình hình bệnh đạo ôn trên lúa tại một số tỉnh phía Bắc (từ ngày 27/3 đến ngày 2/4/2015)


Cục BVTV/ nongnghiep.vn

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: