» » Xuất khẩu cá tra phấn đấu đạt 2,3 tỷ USD

Đây là một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2016 mà Bộ NN&PTNT vừa đưa ra trong Quyết định phê duyệt quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020.


Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 - 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 - 2,3 tỷ USD.

Đến năm 2020, quy hoạch sẽ cho phép tăng diện tích mặt nước nuôi cá tra lên, cụ thể tổng diện tích nuôi cá tra tại vùng này sẽ từ 7.600 - 7.800 ha. Đến thời điểm này sẽ thu hoạch từ 1.8 - 1.9 triệu tấn cá tra nuôi. Thời điểm này cũng được quy hoạch để tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu từ cá tra có giá trị tăng cao, đạt từ 15-20%. Kim ngạch xuất khẩu đạt từ 2,6-3 tỷ USD.

Nhu cầu giống cá tra ở các tỉnh nuôi trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm 2015 đáp ứng khoảng 3 tỷ con giống, đến năm 20203,5 tỷ con giống.

Theo phê duyệt của quy hoạch này, các đơn vị sản xuất cá bột nòng cốt là Trung tâm giống thủy sản của tỉnh và trại sản xuất giống cá tra ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang.

Ương nuôi cá giống sẽ chia làm 3 vùng tại ĐBSL. Diện tích ương nuôi giống toàn vùng cần khoảng từ 1.700 - 2.500 ha.

Hồi Hương/ VTV

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

1 comments:

  1. Năng suất biên và lợi nhuận biên ngành cá tra đã đạt ngưỡng giới hạn. Nếu cứ quy hoạch mở rộng diện tích và sản lượng nuôi là không hiệu quả cần xem lại về các chỉ tiêu quy hoạch...

    Trả lờiXóa