Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Ngành nông nghiệp đang bộc lộ nhiều điểm yếu
Nông nghiệp nông thôn nước ta đã có những thành tựu rất đáng ghi nhận về kim ngạch XK, đời sống nông dân, hạ tầng cơ sở và kinh tế nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, ngành nông nghiệp đã bộc lộ nhiều điểm yếu như: Sản xuất manh mún, cơ giới hoá thấp, giá thành sản phẩm cao, hiệu quả canh tác còn thấp… KHCN được coi là một trong những đáp án hiệu quả nhất để khắc phục những bất cập này. Về định hướng và các nhiệm vụ KHCN trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN cần có những giải pháp đột phá nhằm tăng cường nghiên cứu thị trường, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và môi trường Quốc hội: KHCN trong nông nghiệp có phát triển đáng ghi nhận
KHCN trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới những năm qua có bước phát triển đáng ghi nhận. Việc ứng dụng KHCN phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được triển khai rộng khắp và thu được nhiều kết quả. Trong trồng trọt, đã tạo được nhiều giống cây mới cho năng suất cao, chất lượng; trong chăn nuôi đã áp dụng thành công chăn nuôi bò sữa, gà ri và nhiều loại vaccine phòng dịch. Nhiều nguồn gen quý hiếm được khai thác phát triển... Thành công có được là nhờ sự nỗ lực chủ động xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật KHCN. Bên cạnh đó, ngoài vai trò của các nhà khoa học, nông dân và DN cũng là lực lượng góp phần đưa KHCN vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều gương nông dân không được đào tạo bài bản vẫn sáng chế ra sản phẩm khoa học phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạo đà phát triển.
GS. TS Nguyễn Ngọc Kính - Nguyên vụ trưởng Vụ KHCN và chất lượng sản phẩm (Bộ NN&PTNT): Nguồn nhân lực trong KHCN đang bị lãng phí
Hiện nay, do nhiều yếu tố, hiện tượng chảy máu chất xám tại các Viện nghiên cứu diễn ra khá phổ biến. Trong khi đó, đội ngũ nhà khoa học trí thức đã về hưu, có kinh nghiệm lại không được tận dụng. Bằng chứng là, nhiều chính sách phát triển nông nghiệp nói riêng, chính sách kinh tế nói chung khi đưa ra họp bàn không mời các nhà khoa học lão thành tham gia phản biện. Đây là sự lãng phí nguồn nhân lực rất lớn trong lĩnh vực KHCN.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân: Nghiên cứu khoa học theo cơ chế đặt hàng
Luật KH và CN được Quốc hội ban hành ngày 18-6-2013, chính thức có hiệu lực từ 1-1-2014 sẽ là bước đột phá trong nghiên cứu KHCN nói chung và KHCN ứng dụng cho nông nghiệp nói riêng. Theo luật mới này, người đề xuất đề tài là các cơ quan quản lý có thẩm quyền, tạm gọi như việc “đặt hàng” với các nhà KH. Khi nghiên cứu xong, các đề tài này sẽ được bàn giao lại cho người đề xuất để có cơ chế quản lý cụ thể, minh bạch. Việc sử dụng vốn đầu tư cho KHCN vào nông nghiệp hiệu quả cùng với cơ chế nghiên cứu gắn với đầu ra sản xuất sẽ giúp nông nghiệp có được những sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Hàm lượng này chính là nguồn gốc để nâng cao giá trị cũng như tạo lập thương hiệu cho nông sản Việt Nam. Đức Quang (ghi)
Trang chủ
»
Góc chia sẻ - Nông nghiệp Việt Nam
» Ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp: “Khó” bó “khôn”
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) được coi là nhu cầu bức thiết, là giải pháp trọng tâm để ngành nông nghiệp đổi mới kịp thời, ngày càng hiện đại hóa và hội nhập. Tuy nhiên, bao năm nay, vấn đề này tồn tại nhiều hạn chế, bắt nguồn từ chính những yếu kém nội tại.
Nhiều năm qua, các sản phẩm cơ khí máy móc trong nông nghiệp chưa được đầu tư, nghiên cứu đúng mức. Ảnh: Trần Việt
Đầu tư thiếu trọng tâm
Trong giai đoạn 2008-2013, ngân sách Nhà nước chi cho nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ KH kỹ thuật thông qua Bộ NN&PTNT lên tới hơn 5.000 tỉ đồng. 5 năm qua, cũng đã có hơn 300 giống cây trồng, vật nuôi được nghiên cứu đưa vào sản xuất. Nhiều tiến bộ KHCN được chuyển giao cho nông dân góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.
Phát biểu tại phiên giải trình KHCN trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới do Ủy ban KHCN và môi trường của Quốc hội tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng: Mặc dù đến nay chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra KHCN đóng góp tỷ trọng bao nhiêu % cho tăng trưởng GDP trong nông nghiệp nhưng con số này không dưới 30%.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát thừa nhận, thời gian qua, tình trạng đầu tư KHCN trong nông nghiệp, nông thôn còn dàn trải nên chưa phát huy hiệu quả cao. Việc sử dụng nguồn lực cho KHCN còn phân tán, chưa tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm. Cơ chế chính sách cũng chỉ mới tập trung tổ chức nghiên cứu cấp Nhà nước mà mờ nhạt sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân bổ sung: Trước đây, các đề tài nghiên cứu đều dựa trên đề xuất của người hoặc nơi nghiên cứu, có nghĩa là ai có khả năng nghiên cứu thì đăng ký làm đề tài chứ không biết đề tài đó ứng dụng vào đâu. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu của các nhà KH đưa ra chưa gắn với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Chẳng hạn như với vấn đề vẫn luôn gây bức xúc là thức ăn chăn nuôi, trong khi nông dân phải chi tới 70% chi phí cho thức ăn chăn nuôi thì nền KHCN trong nước lại chưa có bất cứ nghiên cứu nào về áp dụng KHCN trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thay thế thức ăn NK. Điều này dẫn tới thực trạng, dù là đất nước nông nghiệp nhưng Việt Nam lại thường xuyên phải NK lượng lớn cả nguyên liệu sản xuất cũng như thức ăn chăn nuôi, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi.
Hút DN cùng làm
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, mặc dù thời gian qua, cả Bộ KH&CN và Bộ NN&PTNT đều bắt tay đầu tư cho nghiên cứu phát triển KHCN nhưng điểm mấu chốt là những ứng dụng thực tế trong nông nghiệp còn hạn chế. Điển hình như việc nghiên cứu về các giống lúa đã đưa ra một bộ giống với hàng trăm loại khác nhau, nhưng nhiều người dân vẫn dùng các giống lúa quen thuộc từ trước tới nay hoặc giống NK. Không hẳn vì giống nhập ngoại chất lượng và hiệu quả cao hơn mà là do hệ thống phân phối và tiếp thị các loại giống NK hiện được DN đầu tư mạnh hơn.
Liên quan tới vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Bao năm nay, giống lúa được bà con nông dân sử dụng phổ biến vẫn là IR50404 (giống lúa cho năng suất cao, dễ trồng nhưng chất lượng gạo không cao, giá XK thấp). Điều đó dẫn tới tình trạng trong khi ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân chỉ canh tác giống lúa IR 50404 tối đa không quá 20% diện tích thì tại nhiều nơi nông dân vẫn tự phát trồng với tỷ lệ lên tới 70% diện tích.
Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá: Bên cạnh việc ứng dụng KHCN hạn chế, đáng chú ý nữa là cho tới nay, vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp cũng chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đầu ra cho máy nông nghiệp Việt Nam rất rộng mở, không chịu nhiều sức ép như những ngành khác thì suốt nhiều năm nay, ngành cơ khí Việt Nam lại chưa chú trọng đến việc chế tạo máy nông nghiệp.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam (ngày 11-4), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá: Là một quốc gia nông nghiệp, song suốt 10 năm qua, các sản phẩm cơ khí máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp còn ít. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm rà soát, xây dựng chiến lược quy hoạch của ngành cơ khí, xác định các lĩnh vực, sản phẩm cơ khí ưu tiên, nhất là sản xuất máy cho phục vụ cho phát triển nông nghiệp, khai thác đánh bắt thủy hải sản, chế biến thủy sản,...
Mặc dù có nhu cầu cao nhưng đến nay vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu KH nào về thức ăn cho ngành chăn nuôi. Ảnh: Trần Việt
Để khắc phục những hạn chế cơ bản nêu trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN đầu tư vào những giống cây trồng, vật nuôi chủ lực, thế mạnh của các vùng, trong đó ưu tiên đầu tư KHCN cho vùng núi, vùng sâu nhằm nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Một trong những giải pháp quan trọng được Bộ tính đến là đẩy mạnh những chính sách thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là các DN vào chuỗi sản xuất nông nghiệp nói chung, vào sự ứng dụng KHCN trong nông nghiệp nói riêng nhằm tạo ra chuyển biến thực sự, không chạy theo số lượng mà tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, xây dựng thương hiệu.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: Nông nghiệp hiện chiếm 47,5% tỷ trọng sản xuất với hơn 22 triệu lao động, trong đó có tới 10 triệu nông hộ với tổng diện tích đất nông nghiệp xấp xỉ 700.000 ha. Đây là một thuận lợi và cũng là thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập ngày càng sâu rộng. Những năm qua, ngành nông nghiệp vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng (tăng mạnh về số lượng, sản lượng cây trồng, vật nuôi). Đơn cử, năm 2013, tổng giá trị kim ngạch XK nông nghiệp của Việt Nam đạt 28 tỉ USD, là một trong 15 nước XK nông sản hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, do phát triển theo chiều rộng nên hiệu quả đối với nông dân và đất nước còn hạn chế. Thực tế này đòi hỏi phải chuyển dịch mạnh sang phát triển theo chiều sâu (nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng nông sản).
Uyển Như/ Báo Hải Quan
Topics: Góc chia sẻ - Nông nghiệp Việt Nam
Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
Cùng chuyên mục
Nâng cao giá trị hạt cà phê Việt Nam: Đừng để quá trễ!
Chỉ khi thông suốt chuỗi giá trị mặt hàng mà mình theo đuổi và kinh doanh thì mới hiểu được các thử ...Read more »
12Jul2022Bước tiến của thương hiệu gạo Việt
Sau thời gian dài xuất khẩu gạo "vô danh", các doanh nghiệp trong nước từng bước phát triển mảng gạo...Read more »
11Jul2022Bốn rào cản ngăn rau quả Việt Nam gia nhập các thị trường lớn
Chất lượng an toàn thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ và đóng gói bao bì là các vấn đề khiến rau, củ, quả...Read more »
07Jul2022Tìm đầu ra cho sản phẩm trái cây các tỉnh, thành phía Nam
Sản lượng trái cây các tỉnh thành phía Nam tháng cuối năm 2021 và quý I/2022 còn khá lớn, tuy nhiên ...Read more »
05Dec2021Không lo chuyện đầu ra cho hạt gạo, nhưng e ngại chi phí đầu vào tăng cao
Năm 2022, ngành lúa gạo Việt Nam sẽ tiếp tục thuận lợi về đầu ra khi dự báo khả năng xuất khẩu đạt k...Read more »
16Nov2021Gạo Việt Nam bị nhái tràn lan, không ai xử lý
Công sức một nắng hai sương của nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp tại vựa lúa gạo ĐBSCL đang bị vi ph...Read more »
03Nov2021
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Other languages
Thị trường chung
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ở ĐBSCL biến động nhẹ
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long...Giá lương thực toàn cầu tiếp tục hạ nhiệt
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương...Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, gạo ổn định
Trong tuần qua, giá lúa, gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu...Nhiều nông thuỷ sản Việt bị cảnh báo khi xuất sang EU
Gạo ST25, hay lô đùi ếch, bưởi của Việt Nam khi xuất sang...Việt Nam là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Campuchia
Với 64,11% thị phần, Việt Nam đang là thị trường tiêu thụ...
Thị trường lúa gạo
Bước tiến của thương hiệu gạo Việt
Sau thời gian dài xuất khẩu gạo "vô danh", các doanh nghiệp...Xuất khẩu gạo sang Mỹ tăng vọt
5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Mỹ tăng trưởng 71,3%,...Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất 3,5 tháng
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tháng 3 tăng lên 420 USD một...Liệu sẽ ‘hồi sinh’ quy định kho chứa, công suất chế biến trong điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung nghị định...Thị trường số 1 hạn chế mua, giá gạo xuất khẩu Việt quay đầu giảm
Giá chào xuất khẩu gạo Việt Nam đã quay đầu sụt giảm sau...
Thị trường cà phê
Vì sao giá cà phê Việt Nam chưa bằng một nửa giá nhập khẩu của Anh?
Theo Bộ Công thương, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị...Nâng cao giá trị hạt cà phê Việt Nam: Đừng để quá trễ!
Chỉ khi thông suốt chuỗi giá trị mặt hàng mà mình theo đuổi...Vì sao giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh?
Giá cà phê ngày 6.7 trên thị trường thế giới và trong nước...Đâu là thực chất của đợt tăng giá nóng trên hai sàn cà phê?
Ngay giới phân tích thị trường và nhiều nhà kinh doanh cũng...Cà phê: Đằng sau chuyện giá xuất khẩu giảm nhưng giá phái sinh tăng
Giá cà phê trên 2 sàn phái sinh trong nửa đầu tháng 11 tăng...
Thị trường nông sản
- 01. Thị trường chung (986)
- 02. Thị trường lúa gạo (4846)
- 03. Thị trường cà phê (3594)
- 04. Thị trường hồ tiêu (634)
- 05. Thị trường cao su (1022)
- 06. Thị trường hạt điều (414)
- 07. Thị trường mía đường (966)
- 08. Thị trường ngô (bắp) (235)
- 09. Thị trường ca cao (155)
- 10. Thị trường thủy hải sản (3602)
- 11. Thị trường rau quả (5610)
- 12. Thị trường đậu tương (175)
- 13. Thị trường vật tư - phân bón (693)
- 14. Thị trường chăn nuôi (3106)
- 15. Thị trường hoa - cây kiểng (527)
- 16. Thị trường nông sản khác (712)
Mua nội thất đẹp, giá rẻ TẠI ĐÂY!
Xem nhiều nhất
-
Cuối tháng 6 vừa qua, lô hàng lá tía tô đầu tiên của...
-
Với sáng kiến dùng chai nhựa bọc trái khổ qua, ông Nguyễn...
-
Sau khi bác toàn bộ mức giá chào thầu của Việt Nam và...
-
VINAGRI News - “Dưa chuột là loại rau quả mà người trồng...
-
Một công ty ở Cần Thơ mua lúa từ thị trường giá ...
-
Hai lần kiểm nghiệm đầu đã cho kết quả phân bón...
-
Một túi bột quả Lekima 227 gam có giá bán trên Amazon là...
Nông dân cảnh giác
Mắc ca không phải cây siêu lợi nhuận
Lợi dụng việc cây mắc ca mang lại giá trị cao, cùng với...Phát hiện hơn 60 tấn phân bón giả tại Đồng Nai
Khuya 20.10, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Đội QLTT...Phạt doanh nghiệp sản xuất phân bón giả 115 triệu đồng
Ngoài hành vi sản xuất phân bón giả, không có giá trị sử...Công ty 'ma' kinh doanh giống lúa 'lạ'
Công an tỉnh Hậu Giang vừa có khuyến cáo về một công ty...Nhiều diện tích lúa bị chết bất thường tại Cà Mau
Thời gian gần đầy, nhiều hộ dân tại xã Khánh Hải, huyện...Ngậm đắng nuốt cay, tan cửa nát nhà vì mất chục tỷ đồng với lan đột biến
Vay nợ người thân, bạn bè, thậm chí cắm cả nhà đất để đầu...
Theo dõi Tin tức nông nghiệp trên FB
Lượt xem
38662267
Không có nhận xét nào: