» » Doanh nghiệp đường "nặng gánh" tồn kho

VINAGRI NewsNiên vụ đường mới đã đến, vậy mà đường tồn kho chưa tiêu thụ hết, cộng thêm đường nhập khẩu “hoành hành”.

Điều đáng lo ngại là giá đường RE (đường tinh luyện) tiêu thụ thấp (14.500-15.000 đồng/kg), sẽ tác động đến giá đường RS (đường phẩm cấp thấp) vụ mới. Có thể giá mía không giữ được như  vụ qua. Doanh nghiệp (DN) thua lỗ thì nông dân trồng mía cũng bị ảnh hưởng theo.

Đây là nỗi lòng của các DN ngành mía đường trước thách thức hiện nay.  Một loạt các nhà máy có lượng tồn kho lớn như Nhà máy đường Lam Sơn (Thanh Hóa ) còn 12.000 tấn đường RE chưa tiêu thụ được. Công ty Cổ phần mía đường La Ngà (Đồng Nai) cho biết, trong năm sản xuất 2.500 tấn nhưng vụ trước còn 3.500 tấn.

Doanh nghiệp đau đầu với nỗi lo đường tồn kho

Cân đối cung cầu thì lượng đường dư thừa sẽ là 500.000 đến 600.000 tấn . Đó là chưa kể đường nhập lậu gia nhập thị trường.Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam ( Phú Yên) còn tồn kho 38.000 tấn, mức tồn kho cao nhất trong các nhà mía đường hiện nay. Ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường cho biết, dự báo niên vụ 2013-2014, tổng nguồn cung là trên 2 triệu tấn, tiêu thụ ước 1,4 - 1,5 triệu tấn.

Đường nhập lậu “hoành hành” đường trong nước

Anh Đỗ Thanh Liêm – Phó Chủ tịch Hiệp hội mía đườngViệt Nam, tổng nguồn cung từ sản xuất trong nước và nhập khẩu là 1,6 triệu tấn, tiêu thụ nội địa là 1,3-1,5 triệu tấn. Vậy vì sao thừa? Đó là do có sự tham gia của  đường lậu từ các cửa khẩu, mà nguồn cung chính là đường Thái Lan và nguồn từ việc “tạm nhập tái xuất” còn để lại.

Trong đó,  đường lậu từ Quota C Thái Lan có lợi thế về giá và trốn thuế nên đường sản xuất trong nước không thể cạnh tranh được, đường nhập lậu lại là đường luyện Thái Lan nên gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ RE trong nước.

Nông dân trồng mía điêu đứng vì đường nhập lậu hoành hành

Ông Lê Văn Thanh – Tổng giám đốc nhà máy đường Lam Sơn búc xúc “Đường nhập lậu đến VN rất nhiều, khoảng 500 tấn, bằng 1/3 sản lượng các nhà máy đường Việt Nam rồi còn đâu, làm sao các nhà máy trong nước tiêu thụ được đường”.

Trong khi giá mía thu mua cho nông dân không thể xuống được như các nước, nếu xuống khoảng 600.000 /tấn mía thì nông dân lỗ, sang năm 41 nhà máy đường trong nước không còn hoạt động.

Còn ông Nguyễn Bá Chủ, TGĐ Công ty Cổ phần Bourbon  Tây Ninh ví von “Đường nhập lậu không nộp thuế thì chúng tôi làm sao cạnh tranh được, chỉ có từ chết đến bị thương thôi!”.

Đồng quan điểm, ông R.Subbaiah, Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, tình trạng DN tự cạnh tranh để đẩy đường ra thị trường sẽ khiến giá còn tiếp tục xuống giá nữa, và đến niên vụ 2014/15 sẽ tiếp tục rơi vào việc thiếu đường.

Hiện tại các nhà máy đường năm nay hỗ trợ người dân rất nhiều. Nhưng nếu vụ sau tiếp tục như thế này nữa thì không còn nhà máy nào kinh doanh nổi, nông dân sẽ chuyển sang cây trồng khác có lợi cho họ hơn.

Cần thiết ngăn chặn triệt để nạn nhập lậu

R.Subbaiah, Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam cho biết, các nước khác có chính sách hỗ trợ cho nhà máy và nông dân nhưng Việt Nam thì không, thừa đường thì giá mía lại rớt xuống và khi thiếu thì giá tăng cao.

Biểu đồ mía đường 2013

“Trước đây, lúc chính sách trồng mía đáp ứng nguồn đường trong nước chưa có kết quả nên thiếu đường xảy ra. Nhưng gần đây, đường trong nước đã đủ rồi mà sao vẫn nhập khẩu nữa. Tại sao không gửi văn bản đến WTO không cấp quota nhập khẩu để bảo vệ quyền lợi trong nước”, ông nói.  

Ông đề xuất, không sử dụng cấp quota  nếu sản xuất trong nước đã quá nhiều và đủ. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết, hiện Tây Ninh đã vào vụ khiến cho tồn kho sẽ tăng dần.

Để giải quyết khó khăn cho vụ tới, qua ý kiến DN, Hiệp hội kiến nghị việc nhập đường phải có chính sách điều tiết chênh lệch giá để phục vụ cho ngành đường, cho nông dân và việc nhập khẩu đường phải công khai.

Trước mắt, Hiệp hội đề nghị Chính phủ tháo gỡ phần xuất khẩu, tạo điều kiện cho đường xuất và không phân biệt đường RE và RS . Hiệp hội cũng kiến nghị cơ quan chức năng ngăn chặn triệt để hơn nạn nhập lậu đường, đặc biệt là biên giới Châu Đốc - An Giang và kiểm soát chặt chẽ đường tạm nhập tái xuất nếu chưa cho ngừng hoạt động.

Tú Anh/ Báo Đất Việt

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: