Nếu giết mổ xong chưa bán hết do thị trường yếu hoặc thừa đem đi thuê kho trữ lạnh để chờ bán ra thì vẫn bị thu như trường hợp 1 và 2.
Mặc dù là hàng hóa tồn kho của chúng tôi đem đi gửi ở kho lạnh chuyên dụng chưa có phát sinh giao dịch bán cho người tiêu dùng và chưa phát sinh doanh thu, sau đó nếu lấy từ kho lạnh về lại NM giết mổ để chế biến hoặc bán ra thị trường phải nộp lệ phí thú y như trường hợp 1, 2.
Chúng tôi kiến nghị bỏ ngay phí, lệ phí thú y từ khâu nhập giống (vì giống trong nước không sử dụng được do lạc hậu, năng suất thấp) cho đến tổ chức chăn nuôi, giết mổ, phân phối.
Nếu có thu chỉ thu 1 lần duy nhất từng bước cho thịt nội có cơ hội cạnh tranh công bằng với thịt ngoại (các nước khác không thu xem như cấp giấy kiểm dịch thú y là hành chính công).
Từng bước xem hoạt động cấp giấy kiểm dịch thú y như trách nhiệm thu thuế và phục vụ nhân dân chứ không phải cơ quan thú y đang làm kinh doanh.
Và theo yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm nữa, chi phí do chúng tôi hoàn toàn chịu.
Từ năm 2013 về trước bao bì sản phẩm chỉ cần ghi ngày sản xuất, quy định hạn sử dụng: Bán gà tươi (fresh) cho siêu thị trữ lạnh từ 2 - 8 độ C (hạn sử dụng 4 ngày), gà đông lạnh < -18 độ C (hạn sử dụng 12 tháng) ghi rõ trên bao bì, căn cứ trên ngày sản xuất các cửa hàng, chợ, siêu thị, cơ quan quản lý kiểm tra tuân thủ quy định theo từng mục đích và điều kiện bảo quản của từng mô hình, ai làm sai bị phạt vì đã có luật.
Từ năm 2014, cơ quan thú y quy định tách riêng 2 loại bao bì cho bán tươi và đông lạnh, tình hình kinh doanh thực tế của ngành giết mổ hiện nay là luôn bán tươi trước, nếu không hết sẽ chuyển sang đông lạnh trước khi hết hạn 4 ngày và thực tế là sau 3 ngày chúng tôi bán chưa hết phải chở về nhà máy lột bao bì bán tươi ra đóng lại bao bì đông lạnh (cấu tạo bao bì giống như nhau chỉ thay đổi chữ từ tươi sang đông lạnh), doanh nghiệp tốn thêm chi phí bao bì 1.600 đồng/con, chưa tính phí vận chuyển đi về.
Nhà máy giết mổ của chúng tôi với doanh thu 20 tỷ đồng/tháng, chỉ riêng chi phí cho phí và lệ phí thú y là 210 triệu đồng, chiếm tỷ lệ > 1%, chưa tính đến các chi phí khác.
Ngành thú y đã lấy đi 1% lợi nhuận hoặc đè nặng thêm khoản lỗ 1% của người chăn nuôi. Tất cả chi phí này đều tính vào giá thành thịt nội.
Ngoài ra còn chưa tính đến các ban ngành khác (trên đây là các chi phí cho cơ quan thú y mà chúng tôi phải trả trực tiếp vào ngân sách có hóa đơn chứng từ, chưa tính những chi phí khác không hóa đơn chứng từ không tiện liệt kê ở đây).
Chăn nuôi heo
Tình cảnh phí, lệ phí thú y cũng làm gia tăng chi phí, chiếm tỷ lệ trên giá thành sản xuất heo, từ khâu nhập giống nước ngoài tới chăn nuôi trong nước, giết mổ, phân phối...
Nhưng có thay đổi chút ít do đặc điểm khác nhau về trọng lượng, cách đóng bao bì, phân phối.
Riêng chăn nuôi heo thịt, thú y quy định phải bấm tai khi xuất tỉnh (trong tỉnh không cần), trong khi đó các xe bắt buộc niêm phong khi cấp giấy kiểm dịch thú y từ đó về tới điểm nhập trại mới (trại mua heo hoặc trại của chúng tôi) không có nhân viên thú y nào ra nhìn số tai hoặc kiểm heo hết, chỉ coi niêm phong xe còn hay không.
Vậy thì bấm tai làm gì vừa tốn chi phí và tạo stress cho heo trong khi các nước chỉ bấm tai cho heo nái giống để trại tự nhận diện theo quy trình quản lý chứ thú y cũng không cần. Trên đây là toàn cảnh bi đát của người chăn nuôi và thịt nội chỉ tính với 1 tác động của phí, lệ phí thú y. Ngoài ra còn vô số vấn đề khác chúng tôi sẽ đề cập sau.
Không có nhận xét nào: