Xuất khẩu gạo nhiều nhất, nhì thế giới nhưng giá trị thực tế thu về không đủ để nền nông nghiệp Việt Nam bù đắp cho việc phải nhập khẩu các loại vật tư, nông sản khác.
Việt Nam cần được khắc phục tình trạng làm nông manh mún. Ảnh: Diệp Đức Minh
“Sáng kiến” kỳ cục của anh nông dân
Gần đây xảy ra câu chuyện lạ ở H.Lai Vung, Đồng Tháp. Một anh nông dân xây nhà, nước xi măng chảy dọc theo mương làm mấy luống rau ở đây tự nhiên xanh tốt, không thua gì bón phân u rê. Anh nông dân này mới thử nghiệm đem xi măng ra bón cho ruộng lúa. Lúa lập tức tốt um không thua gì bón phân, cho năng suất cao trong khi giá thành lại quá rẻ. Được nước, anh chế luôn ra công thức pha trộn xi măng vào phân để bón lúa, đồng thời phổ biến “kinh nghiệm” cho nông dân các tỉnh lân cận vì chi phí rẻ hơn nhiều so với cách bón phân truyền thống.
Các nhà khoa học lập tức nhảy vào cuộc, vì bón xi măng về lâu dài sẽ phá vỡ cấu trúc đất, khiến đất không còn giữ ẩm, giữ nhiệt, giữ nước và giữ phân bón cho cây. Và họ tìm ra nguyên nhân, lúa tốt là nhờ trong xi măng có can xi, giúp khử chua để làm tăng độ pH. Điều đó cho thấy độ pH trong đất trồng lúa ở các tỉnh thuộc ĐBSCL đang ở mức thấp hơn bình thường. Nghĩa là đất đã bạc màu.
Và hệ lụy của cuộc chạy đua năng suất
Năng suất khai thác lúa ở Việt Nam thuộc hàng đứng đầu thế giới. Chúng ta luôn hãnh diện với sản lượng lúa cao ngất. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2015 Việt Nam đạt sản lượng 45,2 triệu tấn lúa, xuất khẩu đạt gần 6,6 triệu tấn gạo, thu về gần 2,9 tỉ USD. Còn theo thống kê của Mỹ, với diện tích 7,68 triệu ha, năm 2015 Việt Nam thu được 28 triệu tấn gạo. Trong khi người Thái có 9,445 triệu ha, họ chỉ thu hoạch được 15,8 triệu tấn gạo. Lý do, người Thái để cho đất có thời gian nghỉ ngơi, còn chúng ta liên tục tăng vụ.
Đó là một thực tế. Ở ĐBSCL, nông dân gần như không sử dụng phân hữu cơ. Đất đai bị khai thác cạn kiệt, các biện pháp xen canh, luân canh không được áp dụng đầy đủ. Đất không được nghỉ, bón nhiều phân vô cơ, thuốc trừ sâu, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe nông dân và dư lượng tàng trữ trong hạt gạo. Vì thế, hạt gạo của chúng ta không ngon, protein và chất béo thấp nên không cạnh tranh được với gạo các nước Thái Lan, Nhật, thậm chí với cả Campuchia.
Điều này dẫn đến giá gạo xuất khẩu thấp. Giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái 30 USD/tấn, thua gạo Mỹ 90 USD/tấn trong khi chỉ bằng hơn phân nửa giá gạo của Nhật (425 USD/tấn so với 825 USD/tấn). Năng suất cao, xuất khẩu không hết dẫn đến việc hằng năm, cứ đến mùa vụ Chính phủ lại phải chi tiền để dự trữ hàng triệu tấn lúa hoặc đưa ra những chính sách mới để giúp tăng lợi nhuận cho người trồng lúa. Tuy nhiên, trên thực tế những chính sách đó chỉ có lợi cho thương lái và các công ty thu mua xuất khẩu.
Vì sao cứ phải nhất, nhì thế giới
Để giữ được vị trí cường quốc xuất khẩu gạo nhất, nhì thế giới, chúng ta phải tăng diện tích đất trồng lúa, tăng mùa vụ để thu được sản lượng cao trong khi thế giới đang có xu thế giảm diện tích đất trồng lúa. Trong 3 năm qua, Thái Lan đã giảm 1,5 triệu ha đất trồng lúa. Nhật và Mỹ cũng dần dần giảm. Trong lúc mặt trận thức ăn gia súc nóng như hiện nay, việc giữ nguyên diện tích đất trồng lúa, để trồng ra hạt gạo thiếu sức cạnh tranh về chất lượng, giá cả với các nước khác, liệu đây có phải là một giải pháp đúng đắn? Chắc chắn là không.
Để thay đổi, trước hết phải khắc phục tình trạng làm nông manh mún hiện nay bằng cách thay đổi chính sách sở hữu ruộng lúa.
Theo đó, cần cho phép các doanh nghiệp mời gọi nông dân góp đất để nâng diện tích đất canh tác có quy mô lớn. Thậm chí nên có chính sách khuyến khích họ đầu tư ra nước ngoài sản xuất tại chỗ như các doanh nghiệp đã làm tại Lào, Campuchia.
Thị trường mà Việt Nam muốn nhắm đến là châu Phi với quy mô diện tích rất lớn, có thể cơ giới hóa, tạo sản lượng lớn để tập trung. Kế đến, phải có chính sách chuyển đổi đất trồng lúa để đối phó với biến đổi khí hậu, giữ độ phì cho đất, luân canh để giữ chất hữu cơ cho đất.
Cần xem lại các chính sách, chương trình phát triển cây lúa ở ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung. Trước hết cần hoạch định diện tích cây trồng, diện tích canh tác và sản lượng lúa hằng năm cho phù hợp, ưu tiên phát triển cung cấp lương thực trong nước, dự trữ quốc gia, phần còn lại mới dành xuất khẩu.
Thứ ba là xây dựng chất lượng hạt gạo Việt Nam cho ngang bằng với Thái Lan, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc hay nói cách khác là theo tiêu chuẩn quốc tế. Giống lúa đa số hiện nay lấy từ Trung Quốc mà giống này lại là giống lai, chất lượng thay đổi hằng năm. Nên cân nhắc việc thành lập một tập đoàn giống ở Việt Nam để nông dân không còn lệ thuộc vào giống nước ngoài, hoặc đặt hàng cho các viện nghiên cứu, các nhà khoa học để tạo ra giống lúa có thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Cuối cùng, cần phải có các sản phẩm sau gạo như bánh tráng, bánh phở, rượu, sữa gạo... Có thời kỳ Việt Nam xuất khẩu bánh phồng tôm quy mô lớn, nhưng bây giờ thì các sản phẩm này dường như đã biến mất.
TS Nguyễn Văn Lạng (nguyên Thứ trưởng Bộ KH-CN)
Topics: Góc chia sẻ - Nông nghiệp Việt Nam
Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
Cùng chuyên mục
Nâng cao giá trị hạt cà phê Việt Nam: Đừng để quá trễ!
Chỉ khi thông suốt chuỗi giá trị mặt hàng mà mình theo đuổi và kinh doanh thì mới hiểu được các thử ...Read more »
12Jul2022Bước tiến của thương hiệu gạo Việt
Sau thời gian dài xuất khẩu gạo "vô danh", các doanh nghiệp trong nước từng bước phát triển mảng gạo...Read more »
11Jul2022Bốn rào cản ngăn rau quả Việt Nam gia nhập các thị trường lớn
Chất lượng an toàn thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ và đóng gói bao bì là các vấn đề khiến rau, củ, quả...Read more »
07Jul2022Tìm đầu ra cho sản phẩm trái cây các tỉnh, thành phía Nam
Sản lượng trái cây các tỉnh thành phía Nam tháng cuối năm 2021 và quý I/2022 còn khá lớn, tuy nhiên ...Read more »
05Dec2021Không lo chuyện đầu ra cho hạt gạo, nhưng e ngại chi phí đầu vào tăng cao
Năm 2022, ngành lúa gạo Việt Nam sẽ tiếp tục thuận lợi về đầu ra khi dự báo khả năng xuất khẩu đạt k...Read more »
16Nov2021Gạo Việt Nam bị nhái tràn lan, không ai xử lý
Công sức một nắng hai sương của nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp tại vựa lúa gạo ĐBSCL đang bị vi ph...Read more »
03Nov2021
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Other languages
Thị trường chung
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ở ĐBSCL biến động nhẹ
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long...Giá lương thực toàn cầu tiếp tục hạ nhiệt
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương...Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, gạo ổn định
Trong tuần qua, giá lúa, gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu...Nhiều nông thuỷ sản Việt bị cảnh báo khi xuất sang EU
Gạo ST25, hay lô đùi ếch, bưởi của Việt Nam khi xuất sang...Việt Nam là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Campuchia
Với 64,11% thị phần, Việt Nam đang là thị trường tiêu thụ...
Thị trường lúa gạo
Bước tiến của thương hiệu gạo Việt
Sau thời gian dài xuất khẩu gạo "vô danh", các doanh nghiệp...Xuất khẩu gạo sang Mỹ tăng vọt
5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Mỹ tăng trưởng 71,3%,...Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất 3,5 tháng
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tháng 3 tăng lên 420 USD một...Liệu sẽ ‘hồi sinh’ quy định kho chứa, công suất chế biến trong điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung nghị định...Thị trường số 1 hạn chế mua, giá gạo xuất khẩu Việt quay đầu giảm
Giá chào xuất khẩu gạo Việt Nam đã quay đầu sụt giảm sau...
Thị trường cà phê
Vì sao giá cà phê Việt Nam chưa bằng một nửa giá nhập khẩu của Anh?
Theo Bộ Công thương, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị...Nâng cao giá trị hạt cà phê Việt Nam: Đừng để quá trễ!
Chỉ khi thông suốt chuỗi giá trị mặt hàng mà mình theo đuổi...Vì sao giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh?
Giá cà phê ngày 6.7 trên thị trường thế giới và trong nước...Đâu là thực chất của đợt tăng giá nóng trên hai sàn cà phê?
Ngay giới phân tích thị trường và nhiều nhà kinh doanh cũng...Cà phê: Đằng sau chuyện giá xuất khẩu giảm nhưng giá phái sinh tăng
Giá cà phê trên 2 sàn phái sinh trong nửa đầu tháng 11 tăng...
Thị trường nông sản
- 01. Thị trường chung (986)
- 02. Thị trường lúa gạo (4846)
- 03. Thị trường cà phê (3594)
- 04. Thị trường hồ tiêu (634)
- 05. Thị trường cao su (1022)
- 06. Thị trường hạt điều (414)
- 07. Thị trường mía đường (966)
- 08. Thị trường ngô (bắp) (235)
- 09. Thị trường ca cao (155)
- 10. Thị trường thủy hải sản (3602)
- 11. Thị trường rau quả (5610)
- 12. Thị trường đậu tương (175)
- 13. Thị trường vật tư - phân bón (693)
- 14. Thị trường chăn nuôi (3106)
- 15. Thị trường hoa - cây kiểng (527)
- 16. Thị trường nông sản khác (712)
Mua nội thất đẹp, giá rẻ TẠI ĐÂY!
Xem nhiều nhất
-
Cuối tháng 6 vừa qua, lô hàng lá tía tô đầu tiên của...
-
Với sáng kiến dùng chai nhựa bọc trái khổ qua, ông Nguyễn...
-
Sau khi bác toàn bộ mức giá chào thầu của Việt Nam và...
-
VINAGRI News - “Dưa chuột là loại rau quả mà người trồng...
-
Một công ty ở Cần Thơ mua lúa từ thị trường giá ...
-
Hai lần kiểm nghiệm đầu đã cho kết quả phân bón...
-
Một túi bột quả Lekima 227 gam có giá bán trên Amazon là...
Nông dân cảnh giác
Mắc ca không phải cây siêu lợi nhuận
Lợi dụng việc cây mắc ca mang lại giá trị cao, cùng với...Phát hiện hơn 60 tấn phân bón giả tại Đồng Nai
Khuya 20.10, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Đội QLTT...Phạt doanh nghiệp sản xuất phân bón giả 115 triệu đồng
Ngoài hành vi sản xuất phân bón giả, không có giá trị sử...Công ty 'ma' kinh doanh giống lúa 'lạ'
Công an tỉnh Hậu Giang vừa có khuyến cáo về một công ty...Nhiều diện tích lúa bị chết bất thường tại Cà Mau
Thời gian gần đầy, nhiều hộ dân tại xã Khánh Hải, huyện...Ngậm đắng nuốt cay, tan cửa nát nhà vì mất chục tỷ đồng với lan đột biến
Vay nợ người thân, bạn bè, thậm chí cắm cả nhà đất để đầu...
Theo dõi Tin tức nông nghiệp trên FB
Lượt xem
38664302
Không có nhận xét nào: