Ở các tỉnh phía Nam, do thời tiết thuận lợi, bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh phát triển, trong 7 ngày tới bệnh đạo ôn có thể tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên trà lúa đông xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh và lúa thu đông - mùa giai đoạn đòng trỗ. Cần theo dõi, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa
1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc:
- Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành xuất hiện rải rác, mật độ nơi cao 1 - 3 con/m2; trứng rải rác, nơi cao mật độ 0,2 - 1 ổ/m2.
- Chuột, ốc bươu vàng gây hại nhẹ trên lúa gieo sạ.
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên:
- Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục nõn... phát sinh hại cục bộ trên lúa đông xuân sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Hại nhẹ rải rác trên lúa đông xuân sớm ở một số địa phương. Hại cục bộ giống gieo vùng ven làng, đồi gò.
- Ốc bươu vàng: Lây lan mạnh theo nguồn nước.
c) Các tỉnh phía Nam:
- Do thời tiết thuận lợi, bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh phát triển, trong 7 ngày tới bệnh đạo ôn có thể tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên trà lúa đông xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh và lúa thu đông - mùa giai đoạn đòng trỗ. Cần theo dõi, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
- Rầy nâu sẽ xuất hiện rộng hơn và có mật số cao hơn, tập trung phổ biến ở tuổi trưởng thành.
Đối với lúa đông xuân đã xuống giống: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy di trú trên ruộng và có biện pháp che chắn nước kịp thời đối với lúa dưới 20 ngày sau sạ.
Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa đông xuân còn lại (trên 500.000 ha) đảm bảo xuống giống tập trung, đồng loạt né rầy. Chú ý vệ sinh đồng ruộng, áp dụng kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng”, “Công nghệ sinh thái” để giảm thiểu tối đa việc phun thuốc, tránh sự bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau.
Ngoài các đối tượng trên, cần lưu ý ốc bươu vàng trên các trà lúa mạ - đẻ nhánh, chuột trên trà lúa trỗ - chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
2. Trên cây trồng khác
- Cây vụ đông: Tổ chức diệt trừ chuột. Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... hại rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.
- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại tăng.
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
Theo Cục bảo vệ thực vật
Không có nhận xét nào: