» » Hết bệnh hết lo cho cà phê

VINAGRI NewsSuốt 20 năm rong ruổi với cây cà phê, trải qua biết bao trăn trở và suy tư, anh Hoàng Văn Luận, ngụ tại thôn 8, xã Tân Châu, huyện Di Linh, Lâm Đồng không ngờ đến ngày hôm nay đã tìm được một người bạn đồng hành cùng anh chăm sóc vườn cây, hứa hẹn những vụ mùa trĩu hạt và đem lại sự an tâm cho cả gia đình.

Rời vùng quê Thanh Hóa vào Di Linh làm kinh tế mới từ năm 1986, anh Luận đã gắn bó với cây cà phê ngay từ những năm đầu tiên mới đặt chân đến vùng đất cao nguyên. Ngày đó khung cảnh xung quanh còn rất hoang sơ, nhà thưa lác đác, đất trống thì nhiều vô kể bởi xung quanh đều là rừng núi chưa được khẩn khoang.

Bắt đầu bằng 3 ha khai phá được trên diện tích 1/3 quả đồi trong rừng cách nhà 10 km, anh và gia đình đã cặm cụi kiên trì bám rễ với cây cà phê, cây trồng chủ lực của vùng này và cũng là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình.

Tuy nhiên, cuộc mưu sinh không hề đơn giản khi gặp thời tiết bất lợi và thiếu chuyên môn về canh tác cũng như thiếu sự trợ giúp của các giải pháp hữu hiệu cho cây mà một hộ nghèo như gia đình anh không có điều kiện để tiếp cận.

Mất mùa kéo theo nguồn thu nhập không đủ sống đã khiến anh Luận phải bươn chải với đủ thứ nghề từ làm thuê cho những gia đình trong huyện cho đến bán củi, đào vàng, xẻ đá… Sau một thời gian long đong lận đận mà cuộc sống cũng không khá lên được, anh Luận nhận thấy không có cách nào tốt hơn là quay lại với cây cà phê và xác định sẽ dồn hết tâm sức để phát triển loại cây này trên mảnh đất của mình.

Nhờ cần cù chịu khó và kiên trì suốt một thời gian dài, gia đình đã có điều kiện để mở rộng diện tích canh tác và cho đến nay, “cơ ngơi” của anh đã lên tới 5 ha vườn, tất cả đều trên cùng một quả đồi trong rừng, cộng với 2,5 sào ở vệ đường gần nhà mà anh mới mua lại gần đây.


Tuy nhiên, việc canh tác không phải cứ có vườn là thu hoạch dễ dàng. Là một trong những cây công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, cây cà phê được liệt vào loại cây “khó tính” bởi thời gian chăm sóc dài, tới 3 năm mới cho trái bói, 5 năm mới cho khai thác ổn định, và song hành cùng đó là sự đe dọa của hàng loạt bệnh như tuyến trùng, nấm, gỉ sắt, thán thư… là các tác nhân gây rụng trái non, dẫn đến mất mùa.

Việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu đặc trị các bệnh này là mối quan tâm hàng đầu của anh Luận. Biết tới thương hiệu Syngenta đã 3 năm nay nhờ việc sử dụng sản phẩm Tilt Super 300EC, Anvil 5SC chuyên phòng trừ bệnh cho cà phê và chính bản thân mình đã khẳng định được công dụng của loại thuốc này, lại là người ham học hỏi các tiến bộ KHKT nên khi được kỹ sư của Syngenta giới thiệu loại thuốc BVTV mới Amistar Top 325SC đặc trị bệnh thán thư gây khô cành rụng quả trên cà phê, anh Luận đã không ngần ngại áp dụng loại thuốc này cho 2,5 sào vườn gần nhà.

Chỉ sau khoảng 3 tháng sử dụng thuốc, vườn cà phê đã như được thổi bừng một sức sống mới với thân cây chắc khỏe, tán lá xanh mơn mởn và những chùm trái nặng trĩu cành.

Trong chương trình tham quan vườn mẫu và chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nông dân do Cty Syngenta Việt Nam phối hợp cùng Cty CP BVTV An Giang tổ chức vào ngày 24/7/2013, anh Luận không giấu được niềm vui khi có tới hơn 200 nông dân cùng các khách mời từ trường Cao đẳng Kinh tế Bảo Lộc, Lâm Đồng đến tham quan mô hình mẫu của mình.

Mặc dù thời tiết xấu, trời mưa đất dính nhưng bà công nông dân hào hứng chia thành các nhóm nhỏ tham gia rất tích cực, không ngại ra vườn vạch lá so sánh cà phê ở mô hình mẫu với vườn đối chứng nằm kế bên, học hỏi giải pháp bảo vệ chùm trái cà phê và tham gia buổi tọa đàm với với các nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật của Syngenta với không khí rất sôi nổi và gặt hái được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích.

Với giá cà phê đạt mức xấp xỉ 41 triệu đồng/tấn như hiện nay, một ha cà phê cho sản lượng tốt có thể đạt 5 tấn, đem lại thu nhập hơn 200 triệu cho người nông dân. Sau khi trừ đi các chi phí thì số lãi đạt được là hơn 50 triệu, đảm bảo mức thu nhập khá cho người nông dân.

Anh Luận phấn khởi chia sẻ: “Sản phẩm Amistar Top325SC của Syngenta rất hiệu quả trong việc trừ nấm bệnh thán thư gây rụng quả, khô cành, giúp bộ lá sạch bệnh, quang hợp tốt, hiệu lực kéo dài, giảm số lần phun thuốc, đem lại năng suất cao, chất lượng vườn cây ổn định.

Với kết quả từ mô hình mẫu này, gia đình tôi sẽ áp dụng trên toàn bộ diện tích 5 ha còn lại. Tôi rất vui vì đã tìm được người bạn đồng hành cho cây cà phê và sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với bà con để nhà nhà đều đạt được năng suất cao”.

Có mặt trong buổi tham quan này, Thạc sỹ Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Bảo Lộc nhận xét: “Amistar Top 325SC quản lý bệnh thán thư cà phê rất hiệu quả, tại vườn trình diễn thấy ít rụng trái hơn, trái lớn đều và sạch bệnh so với vườn đối chứng dùng loại thuốc khác”.

Ông Đặng Minh Lương ở thôn 8, xã Tân Châu, huyện Di Linh có đến 10 ha cà phê và 20 năm canh tác cũng tham dự chương trình này chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với vườn cà phê áp dụng giải pháp Amistar Top 325SC của Syngenta cho trái sáng bóng, lớn đều, lá xanh khỏe, nhiều cành dự trữ cho năm sau. Nhất định tôi sẽ dùng sản phẩm này cho vườn nhà mình ”.

Sản phẩm Amistar Top 325SC đặc trị bệnh thán thư gây rụng quả, khô cành trên cây cà phê, giúp bộ lá sạch bệnh, xanh mướt, quang hợp mạnh, mang lại hiệu quả kéo dài ; với cơ chế hấp thu - tái phân bố, lưu dẫn - chuyển vị mạnh giúp ngăn chặn sự tạo vách tế bào và chặn đứng quá trình tạo năng lượng của nấm bệnh, bảo vệ chùm trái, đảm bảo năng suất, chất lượng cao cho cây cà phê, tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, đem lại chất lượng vườn cây ổn định về lâu dài.

Phùng Thị Vân - Nguyễn Văn Hưng/ Báo NNVN

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: